Hoàn công công trình xây dựng là một trong những bước quan trọng để chính thức hợp thức hóa công trình xây dựng theo quy định. Việc hoàn công công trình nhiều lúc không nhận được sự quan tâm thực sự từ phía chủ công trình và chỉ được tiến hành khi thực sự cần đến.
Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng hoàn công là một bước cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng, và có rất nhiều công trình dù đã hoàn thành từ lâu nhưng không thể hoàn công, gây ảnh hưởng và lãng phí rất lớn tới túi tiền của chủ đầu tư xây dựng hoặc những người sử dụng công trình.
Thủ tục hoàn công công trình cũng không hẳn là đơn giản, bởi là sự đánh giá dựa trên hồ sơ và cả thực tế thi công để xác định rõ những yêu cầu để một công trình được hoàn công. Chúng tôi nhận thấy trong các giấy tờ, thủ tục để thực hiện việc hoàn công thì bản vẽ hoàn công công trình chính là tài liệu thường dễ gặp rủi ro nhất.
Với kinh nghiệm và quá trình làm nghề suốt một thời gian dài của Công ty DVCI Q.5 liên quan đến việc hoàn công, chúng tôi đã xác định việc thể hiện bản vẽ hoàn công chính xác là căn cứ quan trọng để cơ quan thực hiện việc hoàn công đánh giá được hoàn chỉnh về công trình.
Để thực hiện một bản vẽ hoàn công công trình cũng không hề đơn giản bởi liên quan đến nhiều yếu tố: Pháp lý, kỹ thuật và thực tế xây dựng. Trong nội dung bài viết, chúng tôi muốn cung cấp đến các bạn những thông tin khái quát nhất về bản vẽ hoàn công công trình để từ đó các bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho hồ sơ hoàn công của mình.
Theo quy định tại điều 3 Nghị định 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thì bản vẽ hoàn công là bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị được sử dụng thực tế. Như vậy, việc lập bản vẽ hoàn công cụ thể, đầy đủ và chính xác theo thực tế công trình được thi công sẽ nâng cao hiệu quả, tính xác thực trong công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán vốn dự án đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cách lập và xác nhận bản vẽ hoàn công được hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.Theo đó bản vẽ hoàn công công trình phải lưu ý một số vấn đề sau:
Mẫu dấu bản vẽ hoàn công cũng được quy định tại phụ lục 2 Thông tư 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Theo đó có 2 loại mẫu dấu là Mẫu dấu bản vẽ hoàn công khi không áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng và mẫu dấu bản vẽ hoàn công khi áp dụng hình thức hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng. Đối với cả 02 mẫu dấu này thì kích thước dấu tùy thuộc kích cỡ chữ.
Như vậy, để thể hiện được một bản vẽ hoàn công đầy đủ, chính xác không phải là chuyện đơn giản. Chúng tôi hiểu rằng trong quá trình xây dựng, nhiều chủ nhà, chủ đầu tư đã có những thay đổi so với thiết kế và không xin phép chỉnh sửa lại thiết kế xây dựng. Điều này dẫn tới hiện trạng thực tế của công trình có nhiều đặc điểm khác so với thiết kế, đây chính là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến việc hoàn công không thể được thực hiện và bị kéo dài.
(DVCIQ5 - Sưu Tầm)
Với kinh nghiệm xử lý những tình huống tương tự, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chuyên môn và năng lực của Công ty, với lực lượng cán bộ và chuyên viên của công ty để cung cấp cho các bạn một bản vẽ hoàn công đầy đủ, chính xác và khả thi nhất với thực tế xây dựng cũng như đáp ứng trọn vẹn việc hoàn công.
Điều này không khó, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện và đạt được kết quả khả quan. Hy vọng những thông tin nêu trên sẽ là hữu ích để các bạn hình dung được một bản vẽ hoàn công công trình cần những yếu tố gì để hồ sơ xin phép hoàn công có thể dễ dàng được chấp thuận.
VÌ SAO KHÁCH HÀNG CHỌN CHÚNG TÔI
CHÚNG TÔI CAM KẾT VỚI KHÁCH HÀNG